Cuộc đời thường nhật của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM

Cuộc đời thường nhật
của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tổng Thống Ngô Đình Diệm dáng người thấp, mái tóc đen, chân đi hai hàng, nhưng bước chân đi rất mau lẹ. Ông ăn uống thanh đạm, thường dùng bữa ngay tại phòng ngủ, do ông già  Ẩn hoặc đại úy Bằng phục vụ. Thực đơn ít khi thay đổi, gồm cơm vắt, muối mè, cá kho và rau. Ông thích làm việc trong phòng ngủ, trang trí sơ sài với một cái giường gỗ nhỏ, một bàn tròn và ba ghế da. Tổng Thống là một người công giáo rất sùng đạo, ông thường dự thánh lễ mỗi buổi sáng tại nhà nguyện trong Dinh Độc Lập hay tại nguyện đường Dòng Chúa Cứu Thế. Tổng Thống sống rất nặng về lý tưởng, ông chịu ảnh hưởng Khổng Giáo nghiêm khắc, và là một tín hữu Công Giáo trung tín, đức hạnh. Ông thích chụp hình và sưu tầm các loại máy ảnh. Tiền bạc dùng cho công vụ thì được giao trọn cho Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải, vì ông không có nhu cầu tiêu xài riêng. Tổng Thống sống độc thân và theo bà Ngô Đình Thị Hiệp, thân mẫu Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận cho biết, ông đã tự nguyện khấn hứa theo nếp sống của một tu sĩ công giáo, trong thời gian lưu trú tại tu viện Maryknoll ở Lakewood , thuộc tiểu bang New Jersey, năm 1950.
 
            Theo Đại Uý Tùy Viên Lê Công Hoàn cho biết, thưòng ngày mỗi buổi tối, ông già Ẩn giăng sẵn mùng và sáng sớm lại gỡ ra. Trong suốt chín năm trời, Tổng thống thưòng dùng bữa một mình, ngay tại một căn phòng trong Dinh, thỉnh thoảng mới có ông Võ văn Hải cùng ăn, trừ những buổi tiệc tùng dạ hội. Tổng Thống sống trong một thế giới riêng, gần như cách biệt với gia đình ông Ngô Đình Nhu. Rất ít khi ông ăn cơm chung với gia đình ông bà Ngô Đình Nhu. Hoặc nếu có dùng cơm chung với ông bà Nhu, thì ông dùng món ăn riêng của ông. Vì vậy trong Dinh có hai đầu bếp, một đầu bếp của vợ chồng ông bà Nhu, một đầu bếp của Tổng Thống.   
         
           Tổng Thống ăn uống không có giờ giấc nhất định. Bữa cơm chiều có khi là 8 hoặc 10 giờ đêm. Khi gặp ai vui chuyện, ông có thể mạn đàm lan man cả 2 - 3 giờ liền. Ông hay dùng thứ bánh Pâté- Chaud bán ở Bưu- Điện Sài- Gòn và ông khen là ngon tuyệt 
 
         Thông lệ, mỗi buổi sáng sĩ quan tuỳ viên đem vô phòng Tổng Thống một xấp báo đủ loại, ông vừa ăn điểmtâm vừa đọc. Thỉnh thoảng có gì đặc biệt lắm ông mới sang phòng ông bà Nhu ngồi uống nuớc nói chuyện lan man. Theo sĩ quan tùy viên Lê Công Hoàn cũng như Đại Úy Bằng và ông già Ẩn cho biết thì anh em ông Diệm và Nhu không mấy khi hàn huyên tâm sự.  Ông Diệm rất kính trọng và vâng lời Đức Cha Ngô Đình Thục theo quan niêm quyền huynh thế phụ.
 
Trưóc khi qua Roma dự Cộng Đồng Vatican Đức Cha Thục vào Dinh ở lại ít ngày.  Như thuờng lệ, Đức Cha vào chào anh em Tổng Thống. Theo sĩ quan tùy viên cho biết thì anh em Tổng Thống rất giữ lễ với nhau, chứ không suồng sã tự nhiên.  Khi về Dinh, Đức Cha Thục thưòng dùng cơm với ông bà Nhu. Và mỗi lần như vậy, Tổng Thống Diệm lại ghé qua phòng ông em, nhân tiện đáp lễ ông anh. Đức Cha Thục nói điều gì thì Tổng Thống nghe điều đó. Tuy nhiên, mỗi lần không vừa ý, Tổng Thống chỉ biết thở dài, cau có và hết sức bẳn gắt với sĩ quan tuỳ viên. Cũng không mấy khi ông bà Nhu vô phòng riêng của Tổng Thống, trừ mấy đứa con trai của ông bà Nhu.
 
            Căn phòng riêng của Tổng Thống vừa là phòng ngủ, vừa là chỗ làm việc, bao giờ cũng có cận vệ gác ở ngoài cửa cùng với một sĩ quan Tuỳ Viên túc trực ngày đêm, làm việc từng ca thay phiên nhau. Bất kỳ ai thăm viếng, về phía quân sự đều qua tay sĩ quan Tuỳ Viên Tham Mưu Biệt Bộ Phủ Tổng Thống sắp xếp, về phía dân sự và ngoại giao đoàn, do Nha Nghi Lễ đảm trách.
 
            Không kể Đỗ Thọ đã chết, 3 Tuỳ Viên còn sống sau cuộc đảo chính 1963, trong đó có Đại Uý Lê Châu Lộc, cùng Đại Uý Bằng hầu cận, đều cho biết, họ không hề bị Ông Bà Nhu chi phối.  Gặp ông bà ấy thì chỉ chào hỏi vậy thôi.  Họ làm việc trực tiếp với Tổng Thống và làm việc theo kiểu người nhà, phi nguyên tắc, luật lệ. Vào phòng Tổng Thống lúc nào cũng được, và cửa phòng Tổng Thống không bao giờ khoá mà chỉ khép hờ. Ngưòi đưọc coi là ngang ngược, hay gây gổ với bà Nhu là Đại Uý Bằng. Thế giới của Tổng Thống Diệm là thế giới tình cảm khá khép kín.
 
Quy tụ quanh Tổng Thống là những ông Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải, Bí Thư Trần Sử, rồi đến 4 sĩ quan Tuỳ Viên, ông già Ẩn, Đại Uý Bằng và mấy người thân cận khác.
 
            Ngoài ra, Tổng Thống còn thích làm thơ. Và bài thơ Đường luật nói lên nỗi lòng khắc khoải của ông còn được truyền tụng đến ngày nay. Xin chép ra sau đây:   
Nỗi lòng
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông.
Hỏi bến thuyền không lái cũng không.
Xe muối nặng nề thương vó ký (*),
Dường mây rộng rãi tiếc chim hồng.
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế.
Cắm sào đợi khách, thuở nào trông.
 
[(*) TT mượn điển tích Chu Bá Nha và ngựa Ký là tên loại ngựa rất khoẻ và dai sức, được dùng để thồ muối rất nặng đi đường trường]
 
  Ông cũng biết vẽ và nét vẽ rất đẹp. Bức vẽ cuối cùng của ông là ngôi Thánh đường dự định xấy cất ở khu Phượng Hoàng. Ông đã có ý định không ra ứng cử Tổng Thống nhiệm kỳ tới và có ý sẽ lui về an dưõng ở Khu Phượng Hoàng.
 
            Trước đó đã có một dự án chỉnh trang toàn thể Khu Cồn Hến tại Huế để làm nơi Tổng Thống Diệm trở về vui thú điền viên. Khu này đưọc coi là một trong mấy khu thơ mộng nhất ở Huế, cách thôn Vỹ Dạ chỉ một con sông.  Khi dự án đưọc trình lên, Tổng Thống không vừa ý và cho dẹp bỏ rồi tự tay mình phác họa khu Phượng Hoàng.  Ngôi Thánh Đưòng cũng tự tay ông vẽ. Tổng Thống Diệm ưa thích đánh cờ tướng, nhưng không phải là tay cao cờ.  Nhiều lần, trong lúc cao hứng, ông cho gọi Đại uý Bằng và Ngô Đình Trác vào phòng riêng của Ông, rồi bảo hai ngưòi đánh cờ để ông ngồi xem.  Ông có thể ngồi như vậy trong một hai giờ liền.
 
Thú vui nhất của Ông là chụp hình và rửa hình. Thỉnh thoảng cao hứng, ông lại đưa các con ông Nhu ra chụp vài "pô", hay chụp mấy sĩ quan Tuỳ Viên.
 
            Tướng Lê văn Kim được coi là "người bạn" của Tổng Thống về phương diện chụp hình và rửa hình. Một lần vào năm 1961, vợ chồng Bác sĩ Trần Kim Tuyến đang coi ciné ở rạp Đại Nam thì có thuộc viên tìm đến cho biết: “Tổng Thống điện thoại gọi Bác sĩ vô Dinh gấp”. Hai vợ chồng ông Tuyến bỏ dở buổi ciné trở vô Dinh, bà vợ ngồi dướí xe đợi từ 10 giờ sáng tới gần 2 giờ chiều mới thấy ông Tuyến trở ra.  Bác sĩ Tuyến được Tổng Thống tiếp 4 giờ đồng hồ liền không ngoài việc máy ảnh và chụp hình, vì Tổng Thống mới mua một máy chụp hình hiệu Canon, cho nên gọi ông Tuyến vào để chí cách sử dụng, mỗi lần như thế ông rất vui và cởi mở.
 
Đặc biệt là Tổng Thống không thích uống rượu, chỉ cần một ngụm nhỏ là mặt ông đã đỏ gay. Tuy vậy trong phòng ông cũng có một chai rưọu nho, thỉnh thoảng ông nhấm nháp một đôi chút. Và những lần như thế là giới hầu cận đều biết ngay Tổng Thống đang có chuyện vui.  Đầu bếp trong Dinh đã phải chế tạo riêng một loại sâm banh đặc biệt. Loại "Rượu" sâm banh (champagne) này, thực ra chỉ là nưóc ngọt cho vào chai và khi mở cũng nổ chan chát và sùi bọt như sâm banh thực thụ, để khi có tiệc lớn với các Đại Sứ và Quốc Khách, Tổng Thống sẽ dùng loại sâm banh đặc chế này. 
 
              Tổng Thống thường sống xa mẫu thân, nên ông rất kính trọng và vâng lời các anh.  Sau khi từ chức Thượng Thư của triều đình Huế (1933), ông không về sống tại Phú Cam, mà về ở trong một ngôi nhà của anh Ngô Đình Khôi tại Vĩnh Điện, Quảng Nam.  Trong ngôi nhà đó chỉ có ông Diệm và ông Bằng. Ông Bằng thì lo cơm nước, quần áo và mọi sự cho cựu Thượng Thư.  Một vài tuần, ông lại về Phú Cam một buổi, rồi cứ vài tháng thì lại vào Nam. Từ đó, ông Diệm đã khép kín cuộc đời. Đi hay về không một ai biết.
 
            Khi ông Ngô Đình Khôi bị Việt Minh sát hại năm 1945, Đức Cha Thục trở thành ngưòi có ảnh hưởng lớn nhất tới ông Diệm. Qua tập Albums gia đình họ Ngô, chúng ta thấy Đức Cha Thục và ông Diệm hay cùng nhau chụp hình, hai người tỏ ra khá tương đắc.
 
Ai ai cũng biết ông Diệm là người ngoan đạo, vì đó là truyền thống của gia đình ông, và ít khi ông đi nhà thờ ở ngoài. Tại nhà ông ở Phú Cam, có nhà nguyện riêng cho gia đình. Chủ nhật có linh mục đến làm lễ tại nhà. Linh mục Cao Văn Luận từng làm nghi thức tôn giáo nầy ở đây.  Riêng bản thân ông Diệm thì ngày ngày ông rất chăm chỉ cầu kinh. Mặc dù rất ngoan đạo, nhưng ông đã phân chia phần đạo, phần đời rất rõ rệt. Tôn giáo thuộc đời sống tinh thần do mỗi cá nhân có quyền lựa chọn . Ông không đưa đạo vào đời trong sinh hoạt hằng ngày. Từ khi ông làm Tri Phủ Hải Lăng cho đến khi bị thảm sát vào ngày 2-11-1963, ông không dùng quyền hành phần đời để phục vụ cho đạo. Nhờ vậy, những người theo phò ông Diệm trước khi ông về làm Thủ Tướng, rồi làm Tổng Thống, phần đông là Phật tử, và không ai e ngại rằng khi ông Diệm cầm quyền thì đạo Phật của họ sẽ bị bách hại. Có những người như ông Võ Văn Hải, bí thư của ông Diệm hay ông Phạm Thư Đường, bí thư của ông Ngô Đình Nhu họ có phải là người theo đạo Thiên Chúa đâu, và họ có bị buộc phải từ bỏ đạo Phật đâu. Có lẽ trong thâm tâm ông Diệm, và cả ông Nhu nữa, không hề có chủ trương "kỳ thị hay đàn áp tôn giáo".
 
            Vì thế khi cầm quyền, Tổng Thống thường hỗ trợ việc tu sửa chùa chiền bị hư hỏng ở Huế, như chùa Linh Mụ, chùa Báo Quốc, … Đặc biệt là chùa Linh Mụ: thắng cảnh và biểu tượng của Huế, thuộc tài sản quốc gia. Các chùa ấy do các vị vua nhà Nguyễn xuất công quỹ xây cất. Nhưng đó không phải là tài sản riêng của các vua hay hoàng thân quốc thích, không là của cá nhân ai hay hội đoàn nào. Việc TT Ngô Đình Diệm cho xuất ngân sách quốc gia để tu sửa tài sản quốc gia là một chuyện bình thường. Nhưng có ai không nghĩ rằng bên cạnh hành động đó, là cảm tình của ông Diệm đối với đạo Phật, một tôn giáo của đông đảo quần chúng Việt Nam, với một người đang cầm quyền tự thấy mình là người lo cho dân thì không lo việc tôn giáo của dân hay sao?
 
Khoảng năm 1956-57, khi Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho ra tờ giấy bạc $500, ông Diệm ra lệnh in hình chùa Linh Mụ trên tờ giấy bạc nầy.  Tỉnh trưởng Thừa Thiên-Huế trình ông Cẩn, ông Cẩn theo dõi việc chụp hình chùa Linh Mụ gởi vào Saigon. Nhiều tấm hình chụp các lần trước, bị ông Diệm chê, bắt chụp lại cho đến khi thật hoàn hảo. Sau nầy tờ giấy bạc $500 đầu tiên in hình chùa Linh Mụ là bắt đầu từ việc như vậy.
 
            TT Ngô Đình Diệm đã chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Ông nói: “Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp vẫn còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam” [2].
 
            Có những nguồn tin cho rằng vào ngày 25-08-1963, TT Ngô Đình Diệm bắt đầu xem xét khả năng bắt tay với Hồ Chí Minh - Bắc Việt, đề xuất khả năng thành lập chính quyền liên bang[3][4].
 
            Vào ngày 25 tháng 08 năm 1963, có buổi tiệc tiếp tân Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge. Trong buổi tiệc này, lần đầu tiên ông Nhu gặp đặc sứ Ba Lan Maneli (trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến). Ông Maneli khoe với ông Nhu là mình có mối liên lạc trực tiếp với phía Bắc Việt (thông qua Phạm Văn Đồng và Xuân Thuỷ).
 
            Thế là ông Nhu móc nối với Maneli để tiếp cận với phía Bắc Việt. Ông Nhu cũng không ngờ rằng toàn bộ tài liệu mật giao cho Maneli thì đã bị đặc sứ Maneli bán đứng cho CIA. Sau đó, gia đình Maneli được phép tỵ nạn tại Mỹ (thành phố New York). Trước đó ông Nhu cũng đã 2 lần tiếp xúc với phía Bắc Việt (thông qua Phạm Hùng và Tạ Đình Đề) tại một khu rừng gần Ban Mê Thuột và gần Bình Tuy - Phan Thiết. Tạ Đình Đề là bạn học cũ của ông Ngô Đình Nhu. Tạ Đình Đề là Trung Tá quân báo VC (cận vệ của Hồ Chí Minh) lúc đó đã lập mưu giả làm một vụ ám sát hụt Hồ Chí Minh. Sau đó, Tạ Đình Đề làm khổ nhục kế để bị bắt ra toà của Việt Cộng (Toà án Việt Cộng xử 10 năm tù). Tiếp đó thì Tạ Đình Đề bị trục xuất qua Pháp.  Ông Nhu nghi là giả nên không cho người tiếp xúc với Tạ Đình Đề.
 
            Nhiều người cho rằng chính thái độ cương quyết chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ trực tiếp vào Việt Nam, đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 11 năm 1963, do một số tướng lĩnh QLVNCH cầm đầu với sự ủng hộ của Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét